Xin chào các bạn tới với TST Gift Shop! - Zalo: 0934 452 462

Đồng hồ Chronograph là gì? Cách sử dụng đồng hồ Chronograph? Sự khác nhau giữa đồng hồ Chronograph và đồng hồ Tachymeter.

1. Đồng hồ Chronograph là gì?

Đồng hồ Chronograph là một trong những dòng đồng hồ rất được phái mạnh ưa chuộng, có cái gì đó rất có “chất” nam tính của riêng kiểu thiết kế đồng hồ này – trông chúng rất bắt mắt, rất “ngầu”, có cái vẻ chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rất thể thao. Nhưng thực sự, đồng hồ Chronograph ngày nay không những được ưa chuộng bởi nam giới mà còn rất được các phái nữ để ý quan tâm bởi các cức năng cực kì hữu dụng của chúng trong đời sống hằng ngày.

Thường bị nhầm lẫn với Chronometer, nhưng thật ra ý nghĩa của Chronometer và Chronograph khác xa nhau, Chronometer chỉ ra tiêu chuẩn độ chính xác thời gian nghiêm ngặt mà chiếc đồng hồ phải đạt được để có thể có chứng nhận, còn Chronograph, chỉ đơn giản là dòng đồng hồ có thêm chức năng bấm giờ để đo lường, theo dõi thời gian trôi qua.

Xem thêm: Chronometer là gì? Làm sao để trở thành đồng hồ Chronometer.

Chronograph là một chức năng trên đồng hồ, cho phép người dùng có thể đo một khoảng thời gian với độ chính xác cao. Người dùng có thể bắt đầu, dừng lại hoặc đo lại từ đầu bất kỳ khi nào tùy ý muốn thông qua các nút bấm trên đồng hồ. Chronograph thường thấy nhất trên những chiếc đồng hồ thể thao. Đồng hồ này ở Việt Nam còn được gọi đơn giản là đồng hồ 6 kim hay còn tên gọi khác là Stopwatch.

Người ta có thể đo được những khoảng thời gian nhất định tùy theo loại máy được sử dụng phía bên trong của chiếc đồng hồ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những mẫu đồng hồ với khả năng đo thời gian tối đa trong khoảng 60 phút. Đối với một số mẫu đồng hồ nhất định, thời gian cho phép đo có thể lên tới 24 giờ.

Thông thường, những chiếc đồng hồ Chronograph có thể đo chính xác từng giây nhưng có những chiếc đồng hồ còn đo được chính xác hơn thế gấp...1000 lần. Kỷ lục đó thuộc về chiếc đồng hồ Tag Heuer Mikrotimer với độ chính xác lên đến 1/1000 giây!

Chronograph theo tiếng Hy Lạp nó mang ý nghĩa là “Máy ghi thời gian”, chính xác là chức năng dùng để bấm giờ, đo thời gian của một sự việc hoạt động nào đó. Chức năng Chronograph thường được sử dụng trong các hoạt động thể thao, các cuộc thi hoặc các sự kiện cần đo đạc chính xác về thời gian. Chronograph còn được gọi với những cái tên khác là “Stopwatch” đây có vẻ là chức năng đã khá quen thuộc, cơ bản của mọi chiếc đồng hồ ngày nay.

Đồng hồ Chronograph cũng là một chiếc đồng hồ bình thường, nhưng ngoài chức năng xem giờ thông thường thì nó còn có thêm chức năng “ghi giờ” hay “đếm giờ”. Theo tiếng Hi Lạp từ Chrono” và “graph” có nghĩa là “thời gian” và “ghi”. Những mẫu đồng hồ có chức năng Chronograph thì trên mặt số sẽ có thang đo Chronograph hoặc có mặt đồng hồ con hiển thị phụ với tỷ lệ tùy theo độ chính xác của từng phép đo. Đồng hồ Chronograph rất phổ biến nhờ cấu tạo là kết hợp một hệ thống bánh răng và kim với bộ máy chính của đồng hồ, được kích hoạt thông qua một cơ cấu cò lẫy.

2. Lịch sử ra đời

Chronograph được phát mình từ khoảng năm 1821 bởi Nicolas Rieussec – một nhà chế tác đồng hồ người Pháp. Ban đầu Chronograph đơn thuần chỉ là chức năng dùng để đo thời gian. Trên thực tế, nó sử dụng một chiếc bút để ghi lên mặt đĩa tròn, độ dài của cung tròn chỉ thị thời gian trôi qua. Năm 1822, Rieussec đã được công nhận với phát minh của mình

Đến năm 1910, Chức năng Chronograph lần đầu tiên có mặt trên đồng hồ đeo tay. Kể từ đó đến nay, đồng hồ sử dụng chức năng chronograph ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ. Đối với chức năng này, trên mặt số có những thang đo chronograph hoặc mặt số phụ (sub dial) với tỷ lệ tùy theo độ chính xác của từng phép đo. Kim giây trung tâm có thể được kích hoạt (start), dừng (stop) mà không ảnh hưởng đến sự liên tục của thời gian.

Ngày nay, hầu hết các nhãn hiệu đồng hồ lớn đều có riêng cho mình những bộ sưu tập đồng hồ Chronograph đặc trưng.

Xem thêm: Lịch sử ra đời của đồng hồ.

3. Cách nhận biết đồng hồ Chronograph

Điều đầu tiên bạn sẽ dễ dàng nhận dạng đồng hồ Chronograph là trên mặt số đồng hồ Chronograph sẽ có các vòng đo thời gian đặc trưng, Chronograph có thể có 2-3 hoặc thậm chí 4 vòng đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ Chronograph 3 vòng đo sẽ được bố trí như sau:

- Thang đo 30 giây hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ.

- Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 9 giờ.

- Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 6 giờ.

Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (điều này được lý giải bởi thói quen đeo đồng hồ bên tay trái nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp các thao tác điều chỉnh chức năng Chronograph nhanh hơn):

- Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày, tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên giây cót.

- Núm bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop).

- Núm bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset).

Phân loại đồng hồ Chronograph

Ngoài đồng hồ Chronograph thông thường với phương thức hoạt động cơ bản như trên thì còn có 3 loại khác:

1. Đồng hồ Double Chronograph: Là loại Chronograph kép gồm 2 kim giây đặt chồng lên nhau để ước tính 2 sự kiện của khoảng thời gian khác nhau. Và có thêm một nút bấm được đặt ở vị trí 8 giờ hoặc 10 giờ để khởi động lại hai kim giây về vị trí 0.

2. Đồng hồ Fly-Back Chronograph: Về thiết kế thì chiếc đồng hồ này cũng có 2 nút bấm giờ thể thao chính ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng khác biệt là toàn bộ chức năng được thực hiện ở 1 vị trí 4 giờ và loại bỏ bước dừng lại (Stop). Loại Chronograph này thường sử dụng cho phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1.

3. Đồng hồ Chronograph Monopusher: Loại đồng hồ này là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút bấm duy nhất (thường đặt ở vị trí 3 hoặc 2 giờ) là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ: Start > Stop > Reset.

4. Cách sử dụng đồng hồ Chronograph

Để sử dụng chức năng Chronograph bạn cần thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Nếu muốn thực hiện phép đo, bấm giờ thời gian. Người dụng cần phải bấm nút khởi động ở vị trí 2h thông thường để bắt đầu.

– Bước 2: Nếu muốn Stop để kết thúc hoặc là tạm dừng ấn tiếp lần nữa nút ở 2h.

– Bước 3: Xem giá trị đo trên các mặt số phụ tương ứng. Ấn nút ở 4h để Reset và đặt về vị trí ban đầu.

5. Ứng dụng của đồng hồ Chronograph vào cuộc sống 

Trước khi đồng hồ bấm giờ điện tử ra đời, đồng hồ Chronograph đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại thời gian của các sự kiện: từ những cuộc đua ngựa, đua xe tới phục vụ ngành hàng không, hải quân, quân đội,…

Các phiên bản Chronograph dùng cho hoạt động lặn biển được thiết kế đặc biệt với độ chống nước và độ chống ăn mòn cao. Chronograph còn đóng góp lớn cho ngành hàng không vũ trụ, điển hình như chiếc Omega Speedmaster lừng lẫy một thời đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang khi cùng các phi hành gia NASA’s Apollo trên mặt trăng thực hiện nhiệm vụ.

Để tích hợp thêm các tính năng cho đồng hồ, một cách hữu dụng và thông minh, người ta sử dụng đến vòng bezel. Từ những năm đầu thế kỷ XX, rất nhiều mẫu Chronograph có vòng bezel với thang đo Tachymeter đã được tung ra. Chức năng này giúp tính toán số đơn vị trên giờ, đặc biệt để dùng trong việc đo tốc độ km/giờ hoặc dặm/giờ.

Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc Chronograph tích hợp thang Pulsometer để đo nhịp tim trong bệnh viện. Thậm chí rất đơn giản, chúng được sử dụng như một công cụ đo thời gian nấu ăn trong nhà bếp.

Những kiến thức cung cấp trong bài viết này có lẽ vẫn còn hạn chế so với lịch sử hơn 200 năm chuyển mình mạnh mẽ của một tính năng tuyệt vời như Chronograph. Ngày nay, khi công nghệ số đang dần chiếm lĩnh thế giới thì những chiếc đồng hồ truyền thống, đồng hồ Chronograph vẫn nguyên vẹn giá trị thời gian và sáng tạo của mình.

6. Sự khác nhau giữa đồng hồ Chronograph và đồng hồ Tachymeter

Đồng hồ Tachymeter

Thang đo Tachymeter trên khung bezel của đồng hồ đeo tay là một vòng tròn bao gồm các chữ số rất phức tạp  (thông thường từ 700 đến 60) được khắc trên vòng bezel hoặc hiển thị chạy dọc theo mép đồng hồ chronograph. Bên cạnh sự xuất hiện đầy phức tạp của nó, bezel tachymeter mang lại mục đích rất hữu ích là dùng để đo tốc độ (tính theo đơn vị mỗi giờ) dựa trên khoảng thời gian trôi qua (tính bằng giây) trên một quãng đường cố định.

Đồng hồ Chronograph 

Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy được sự khác biệt cơ bản là trên đồng hồ chronograph sẽ không có thước đo theo km như trên đồng hồ Tachymeter

Một điểm chung của sự nhầm lẫn này là nhiều người sẽ nghĩ cứ là đồng hồ chronograph thì sẽ có tính năng tachymeter. Hai chức năng này trên thực tế là khác nhau. Tương tự như việc tất cả các hình vuông là hình chữ nhật nhưng không phải tất cả các hình chữ nhật là hình vuông, tất cả đồng hồ có tính năng tachymeter đều có chức năng chronograph, nhưng không phải tất cả các đồng hồ chronograph đều có tính năng tachymeter. Đồng hồ chronograph đơn giản là đồng hồ bấm giờ. Còn tính năng tachymeter là để đo tốc độ.

Xem thêm: Đồng hồ tachymeter là gì? Cách nhận biết và sử dụng đồng hồ tachymeter.

7. Bí quyết chọn mua đồng hồ Chronograph tốt

a. Xác định mục đích của bạn

Chronograph là một trong những chức năng cao cấp dành cho đồng hồ, nhưng bạn không cần tốn cả tháng lương để sở hữu một chiếc Chronograph khi bạn chỉ chọn mua vì lý do thời trang mà không quan tâm và có mục đích sử dụng nhiều đến chức năng đo giờ thì bạn có thể tham khảo những hãng nổi tiếng có sản xuất dòng Chronograph với giá rẻ như Caravelle, Timex, Micheal Kors, Casio, Fossil,…

b. Xét kĩ nhu cầu của bạn với tính năng, thông số của đồng hồ

Nếu bạn đam mê tốc độ và cần dòng đồng hồ có thể đo lường tốc độ chạy xe thì bạn có thể chọn kiếm các mẫu Chronograph có hiển thị thêm thước đo Tachymeters ở mặt viền trong mặt vòng ngoài vỏ, hay bạn là vận động viên và là người quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ, vóc dáng bản thân hơn thì bạn có thể tham khảo các mẫu Chronograph có đơn vị đo Pulsemeters đẻ có thể tự đo nhịp mạch của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như bạn có muốn đồng hồ Chronograph mình có thêm dạ quang để xem giờ trông bóng tối không, có độ chống nước tốt đến 5 bar, 10 bar để tha hồ được bơi lội với chúng không,

c. Nắm vững đặc điểm mỗi bộ máy khác nhau cho từng dòng đồng hồ Chronograph

Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể tuỳ ý lựa chọn dòng đồng hồ pin hay cơ tự động cho chức năng Chronograph. Theo quan điểm cá nhân của Tân Tân, Chronograph là dòng đồng hồ có chức năng đo lường giờ giấc, thế nên chúng cần có bộ máy hoạt động chính xác như kiểu máy pin thạch anh (Quartz) và có thể hoạt động tự động lâu dài như bộ máy cơ tự động. Vì thế sự lựa chọn tối ưu nhất cho chức năng Chronograph sẽ là bộ máy Eco-drive độc quyền của Citizen.

Bộ máy Eco-drive sở hữu dòng công nghệ đi đầu về năng lượng ánh sáng hiện nay – bằng triết lý thiết kế “thiết lập và lãng quên” của hãng Citizen, bạn không cần phải mất thời gian, tiền bạc đi thay pin hoặc lâu lâu lại phải lên dây cót tự động định kỳ cho đồng hồ hoạt động, Eco-drive có thể tự động hấp thụ năng lượng của cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo để hoạt động – khi được sạc đầy, có thể chạy bền bỉ suốt 8 tháng trong tối mà độ chính xác vẫn rất cao, nếu biết cách bảo dưỡng tốt, thời gian sử dụng có thể lên đến 10 năm.

Bộ máy pin có độ hoạt động chính xác ổn định rất cao, nhưng hoạt động cho chức năng Chronograph rất mau tiêu hao năng lượng, nên tuổi thọ trung bình của pin dòng Chronograph chỉ từ 2-3 năm, còn để có thể sỡ hữu nhữn bộ máy pin tuổi thọ từ 5 năm trở lên cho chức năng Chronograph này thì bạn phải tốn ra khá nhiều tiền hơn cho bộ máy pin cao cấp hơn của những hãng nổi tiếng.

Còn bộ máy cơ tự động thì dĩ nhiên sẽ không có độ hoạt động chính xác ổn định như bộ máy pin, để có thể tạo ra được bộ máy cơ hoạt động chính xác phục vụ cho chức năng thì bộ máy cơ đó sẽ cực kì tinh vi và phức tạp, mà bô máy càng phức tạp thì lại càng mắc tiền. Vi thế Chronograph vẫn được xem là chức năng đặc biệt cao cấp đối với đồng hồ cơ.

Bài viết bạn đọc có thể quan tâm:

Tại sao đồng hồ Thụy Sĩ lại nổi tiếng nhất thế giới.

Nguồn: sưu tầm tổng hợp

 

Bài viết liên quan

Post

Đồng hồ tachymeter là gì? Cách nhận biết và sử dụng đồng hồ tachymeter

Xem thêm
Post

Cách Chọn Size Đồng Hồ Theo Cổ Tay Nam, Nữ Đơn Giản

Xem thêm
Post

Tại sao đồng hồ Thụy Sĩ lại nổi tiếng nhất thế giới?

Xem thêm
Post

10 Hãng Đồng Hồ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

Xem thêm
Post

Đồng Hồ Citizen Eco Drive Là Gì? Điểm Nổi Bật Và Những Điều Cần Biết

Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay