Xin chào các bạn tới với TST Gift Shop! - Zalo: 0934 452 462

Lịch sử ra đời của đồng hồ

Đồng hồ là một dụng cụ thường dùng để đo khoảng thời gian dưới một ngày; khác với lịch, là một dụng cụ đo thời gian một ngày trở lên. Có những loại đồng hồ tân tiến và cấu trúc phức tạp đạt kỹ thuật đo thời gian rất chính xác. Ngoài những loại đồng hồ lớn đặt ở vị trí cố định, người ta cũng đã tạo ra loại đồng hồ nhỏ dễ dàng mang theo bên mình (gọi là đồng hồ đeo tay), ngoài chức năng ghi giờ giấc còn là món hàng mỹ thuật có tính thời trang.

I. Nguồn gốc lịch sử ra đời của đồng hồ

Con người ghi nhận và đặt tên cho các khoảng thời gian là buổi, ngày, tháng, năm... nhưng những khoảng thời gian dưới một ngày thì trước khi có đồng hồ, việc đo đạc thiếu chính xác. Dễ nhất là ước tính vị trí của mặt trời trên bầu trời mà cho là sáng, trưa, chiều, tối. Ngắn hơn một buổi thì thuở trước người ta đốt nhang hay đèn cầy, mà tính lâu hay mau. Một loại bình đựng dùng cát hay nước cho chảy ra cũng là cách đo thời gian từ thời cổ đại văn minh Ai Cập và Trung Hoa.

Loại đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay hình thành vào khoảng thế kỷ 17, xuất phát từ châu Âu. Đến thế kỷ 18 thì đồng hồ treo tường đã phổ biến là món hàng gia dụng của mọi giai cấp ở Âu châu. Kế tiếp là đồng hồ đeo tay được nhiều người dùng làm món trang sức cá nhân.

Năm 1571, nữ hoàng Anh Elizabeth được tặng một vòng tay có gắn một mặt đồng hồ nhỏ. Đây có thể coi là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới. Nhưng mãi đến năm 1880 của thế kỉ 19 đồng hồ đeo tay mới được sử dụng rộng rãi.

II. Nguồn gốc xuất hiện tên gọi đồng hồ

Tiếng Việt dùng chữ "đồng hồ" cũng có nguồn gốc từ phép dùng bình nước chảy, vốn gọi là lậu hồ (漏壺) hay khắc lậu hồ (刻漏壺), có mặt ở Việt Nam từ thời nhà Đường. Hồ trong dụng cụ đó là cái chậu đựng nước có châm thủng một lỗ nhỏ để nước rỏ ra. Người ta xếp hai ba chậu từ cao xuống thấp. Chậu trên cao rỏ nước xuống chậu giữa rồi lại rỏ xuống chậu dưới. Người ta đặt sẵn một cái thẻ khắc nhiều nấc ở cái chậu cuối cùng. Nước ở chậu dưới dâng tới nấc nào thì là giờ đó. Chậu làm bằng đồng nên gọi người sau quen gọi dụng cụ lậu hồ là đồng hồ, tức là cái chậu bằng đồng.

III. Những loại đồng hồ đã xuất hiện

Các loại đồng hồ đã từng xuất hiện như đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, nhang và đèn cầy

Đồng hồ là một trong những phát minh cổ nhất của con người, khi con người có yêu cầu xác định một tiến trình xảy ra trong một khoảng thời gian mau hay nhanh. Trong khi Mặt Trăng và các ngôi sao có thể được sử dụng để đo những khoảng thời gian dài thì những khoảng thời gian ngắn lại là một vấn đề khác. Một trong những giải pháp đầu tiên mà con người biết đến là đồng hồ mặt trời, nhưng chỉ có thể để đo những khoảng thời gian nhỏ vào ban ngày bằng cách sử dụng bóng của Mặt Trời chiếu lên qua những cột mốc.

Về sau, đèn cầy và các loại nhang được sử dụng để đo thời gian. Khoảng thời gian để chúng cháy hết xấp xỉ bằng nhau và thường được dùng để ước tính thời gian.

Ngoài ra còn có những loại đồng hồ cát. Ở đó, cát mịn được cho chảy qua một cái lỗ nhỏ ở một tốc độ nhất định,từ đó xác định một khoảng thời gian.

1. Đồng hồ nước

Sử gia Vitruvius ghi chép lại rằng ở Ai Cập cổ đại, người ta sử dụng những loại đồng hồ nước có tên là clepsydra. Herodotus cũng đã đề cập đến một dụng cụ đo thời gian khác của người Ai Cập hoạt động nhờ thủy ngân. Những tài liệu về đồng hồ nước cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên bán đảo Ả Rập, Trung Quốc và Hàn Quốc.

2. Đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ thể hiện thời gian sử dụng các góc. Mặt đồng hồ có những con số từ 1 đến 12 và sử dụng kim để chỉ giờ và cả phút. Từ một số đến một con số kế cận là 5 phút (đối với kim phút), 1 giờ (đối với kim giờ) hay 5 giây (đối với kim giây).

Một loại đồng hồ cơ khác được sử dụng là đồng hồ mặt trời. Nó hoạt động nhờ theo dọi thường xuyên ánh sáng Mặt Trời, và người ta theo dõi bằng cách nhìn bóng của chúng.

3. Đồng hồ điện tử

Đồng hồ điện tử sử dụng hệ thống số để thể hiện thời gian. Thông thường có 2 cách thể hiện:

24 giờ để đếm giờ từ 00-23
12 giờ với ký hiệu AM / PM (chủ yếu ở Mĩ)

4. Đồng hồ âm thanh

Để tiện lợi hơn, có một số đồng hồ sử dụng âm thanh để báo hiệu giờ. Âm thanh có thể được sử dụng như ngôn ngữ tự nhiên ("Bây giờ là mười sáu giờ ba mươi phút") hay một mã (số tiếng chuông báo hiệu số giờ).

5. Đồng hồ chữ

Loại đồng hồ này hiện thời gian ở dạng chữ. Nếu như ở đồng hồ điện tử chúng ta đọc được những con số 12:35 thì ở đồng hồ chữ, chúng ta có thể đọc được "Mười hai giờ ba mươi lăm phút". Một số loại đồng hồ khác sử dụng cơ chế gần đúng khiến người sử dụng cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng đồng hồ (ví dụ "Khoảng mười hai giờ rưỡi").

IV. Cách hoạt động của các loại đồng hồ

Hầu hết đồng hồ đều có một cơ chế dao động điều hòa bên trong, cho phép đưa ra một tần số không đổi. Số lần dao động đó đều được đo lại và thể hiện lên mặt đồng hồ.

Đồng hồ cơ học sử dụng con lắc như cơ chế dao động điều hòa, cùng với bánh răng để điều khiển mặt đồng hồ

Đồng hồ điện sử dụng điện để chạy

Đồng hồ tinh thể sử dụng những tinh thể thạch anh và một hệ thống chia tần số để đếm thời gian. Với những đồng hồ hiện đại thì tần số đó là 215 Hz = 32.768 kHz

Đồng hồ phân tử là loại đồng hồ chính xác nhất mà con người chế tạo,sử dụng sóng siêu âm để kích thích các phân tử như caesi, rubidium, hydrogen. Đồng hồ phân tử sử dụng caesium được sử dụng để định nghĩa thời gian hiện nay

Đồng hồ xung đếm tần số của dòng điện đưa vào (50 Hz hay 60 Hz)

Đồng hồ radio nhận một mã từ một trạm phát sóng gần đó và điều chỉnh thời gian theo nó. Những loại đồng hồ này thường được dùng bởi thợ lặn

Đồng hồ mặt trời theo dõi vị trí giữa mặt trời và Trái Đất

V. Các tính năng của đồng hồ

a. Chronograph

Chronograph có lẽ không được sử dụng thường xuyên và hữu dụng như chỉ báo lịch, nhưng những chiếc đồng hồ này lại có một vẻ mạnh mẽ cực kỳ cuốn hút. Để hiểu một cách đơn giản, Chronograph là đồng hồ có chức năng bấm giờ, giúp đo chính xác một khoảng thời gian ngắn.

b. Hiển thị hai múi giờ

Chức năng này nhằm phục vụ những doanh nhân thường xuyên phải di chuyển giữa các quốc gia, hoặc những người có người thân đang sinh sống ở một quốc gia khác múi giờ. Về cơ bản, chức năng này có thể chia thành một số kiểu như sau:

Hai bộ máy (dual-movement): về lý thuyết, đây không phải là một tính năng đồng hồ. Chiếc đồng hồ đặc biệt này thay vì sở hữu một bộ máy thì sẽ sở hữu tới hai bộ máy, mỗi bộ máy sẽ hoạt động độc lập và hiển thị thời gian độc lập.

Một bộ máy hiển thị hai múi giờ: Tính năng này có thể thể hiện trên một mặt số phụ, hoặc một kim trung tâm kết hợp với vành bezel 24 giờ.

Giờ thế giới (World Time): Một chiếc đồng hồ với tính năng giờ thế giới sẽ có vành bezel xoay, trên đó có tên của nhiều thành phố nổi tiếng tương ứng với các múi giờ. Người dùng sẽ xoay vành bezel để có thể biết được thời gian ở những múi giờ khác.

c. Lịch tuần trăng (Moonphase)

Đây là một tính năng có từ lâu đời và mang một vẻ đẹp quyến rũ. Lịch tuần trăng sẽ hiển thị hình dáng của mặt trăng trên bầu trời (khuyết hay tròn), thường được sử dụng bởi thủy thủ để tính độ cao của thủy triều.

d. Điểm chuông

Bên cạnh khả năng hiển thị thời gian, những chiếc đồng hồ đặc biệt này còn có thể báo thời gian bằng những tiếng chuông. Bên cạnh đó, có những chiếc đồng hồ cơ học có chức năng hẹn giờ.

e. Hiển thị mức năng lượng (Power reserve indicator)

Chức năng này còn có một số cái tên khác như hiển thị thời lượng cót hay kim xăng. Đây là một tính năng khá hữu dụng của đồng hồ cơ, giúp bạn biết được độ căng của dây cót, tương ứng với đó là khoảng thời gian chiếc đồng hồ này có thể tiếp tục hoạt động.

VI. Đồng hồ đeo tay bắt đầu phổ biến vào thời gian nào

Vào thế kỉ 19, đồng hồ đeo tay là một phụ kiện độc quyền cho nữ.

Đồng hồ đeo tay phát triển mạnh và phổ biến hơn trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vì các binh lính không có thời gian và bất tiện trong việc xem giờ từ chiếc đồng hồ bỏ túi. Quân đội Đức đã trang bị đồng hồ đeo tay từ những năm 1880, nhưng cho đến năm 1910 lính Mỹ mới bắt đầu trang bị đồng hồ.

Khi chiến tranh kết thúc họ đã quen với việc đeo đồng hồ, từ đó đồng hồ đeo tay chính thức trở thành một phụ kiện thời trang cho cả nam và nữ.

VII. Các cột mốc lịch sử đáng nhớ của đồng hồ

TRƯỚC CÔNG NGUYÊN 

  • 3500 năm trước Công Nguyên: Xem giờ bằng bóng của cây gậy.
  • 1400 năm trước Công Nguyên: Đồng hồ nước được phát minh bởi người Ai Cập.

SAU CÔNG NGUYÊN

  • Năm 725: nhà sư người Trung Quốc phát minh ra dụng cụ đo thiên văn dùng sức nước cho biết thời gian.
  • Năm 1092: kỹ sư Trung Quốc phát minh ra dụng cụ đo thiên văn dùng sức nước tinh vi hơn dụng cụ ra đời đầu tiên của nhà sư.
  • Năm 1364: đồng hồ thiên văn được tạo ra ở Ý.
  • Năm 1490: Lịch sử đồng hồ bắt đầu sang trang khi 1 thợ đồng hồ người Đức phát minh ra dây cót đồng hồ đầu tiên.
  • Năm 1504: Chiếc đồng hồ cầm tay đầu tiên ra đời bởi người Đức
  • Năm 1675: Nhà phát minh Huygens phát minh ra dây tóc phẳng, tạo ra ra sự cân bằng trong chiếc đồng hồ.
  • Năm 1704: Khái niệm chân kính ra đời.
  • Năm 1735: John Harrison chế tạo thành công đồng hồ hàng hải đầu tiên.
  • Năm 1787: Levi Hutchins phát minh ra đồng hồ báo thức cơ khí đầu tiên.
  • Năm 1838: Louis Audemars phát minh cơ chế lên dây cót và điều chỉnh bằng núm chỉnh.
  • Năm 1868: Lịch sử đồng hồ ghi nhận chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới ra đời bởi hãng Patek Philippe.
  • Năm 1871: Vỏ đồng hồ chịu nước đầu tiên ra đời.
  • Năm 1888: Đồng hồ đeo tay cho phụ nữ với kim cương và dây đeo tay vàng đầu tiên được ra đời từ hãng Cartier.
  • Năm 1920: Đồng hồ quartz đầu tiên ra đời bởi Warren Marrison. 
  • Năm 1923: Đồng hồ đeo tay tự động đầu tiên ra đời.

LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ BƯỚC SANG TRANG MỚI

  • Năm 1925: Đồng hồ đeo tay có lịch vạn niên đầu tiên trên thế giới ra đời
  • Năm 1927: Rolex Oyster - chiếc đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên thế giới ra đời.
  • Năm 1930: Đồng hồ đeo tay chống từ đầu tiên trên thế giới ra đời bởi hãng Tissot.
  • Năm 1949: Đồng hồ nguyên tử đầu tiên ra đời
  • Năm 1969: Chiếc đồng hồ quartz (pin) đầu tiên là đồng hồ Seiko Quartz Astron ra đời.
  • Năm 1972: Seiko giới thiệu đồng hồ đeo tay điện tử kỹ thuật số mới có màn hình LCD.
  • Năm 1999: Đồng hồ nguyên tử NIST-F1 ra đời, sai số chỉ khoảng 1s/20 triệu năm.

 

Các bài viết bạn có thể quan tâm:

- Các loại máy đồng hồ. Ưu khuyết điểm máy Quartz (máy pin), máy cơ và năng lượng ánh sáng

Tổng hợp các cách phân biệt đồng hồ Tissot thật giả

Những địa điểm thay pin, sửa chữa đồng hồ uy tín tại HCM

Nguồn: Sưu tầm tổng hợp

Bài viết liên quan

Post

Những điều lưu ý cần biết khi sở hữu 1 chiếc đồng hồ. Các thông số cơ bản của một chiếc đồng hồ.

Xem thêm
Post

Powermatic 80 là gì. Cỗ máy Powermatic 80 có đạt chuẩn CHRONOMETER không?

Xem thêm
Post

Đồng Hồ Chronometer Là Gì? Cách Nhận Biết

Xem thêm
Post

Lịch Sử Hình Thành Thương Hiệu Đồng Hồ Hàng Đầu Thụy Sỹ - Omega

Xem thêm
Post

Cách dễ dàng nhận biết nước hoa thật giả và tác hại của việc sử dụng nước hoa giả.

Xem thêm
Chat hỗ trợ
Chat ngay