Các giai đoạn phát triển tinh thần, trí tuệ, tâm lý của trẻ sơ sinh tới 6 tuổi
1. Sự phát triển của trẻ 2 tháng
Xã hội và tình cảm:
- Bắt đầu biết mỉm cười với mọi người;
- Giữ được bình tĩnh trong một thời gian ngắn (đôi khi bé đưa tay lên miệng và mút tay);
- Cố gắng nhìn bố mẹ.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Bé có thể phát ra âm thanh rúc rích;
- Quay đầu về phía có tiếng động.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Khuôn mặt biểu lộ sự chú ý;
- Bắt đầu biết theo dõi mọi thứ bằng mắt và có thể nhận ra người ở xa;
- Có thể chán (nhăn mặt, quấy khóc) nếu mọi thứ không thay đổi.
Phát triển thể chất:
- Có thể ngẩng đầu lên và chống đẩy khi nằm sấp;
- Dáng đi của trẻ có vẻ mượt mà hơn với sự phối hợp của cánh tay và chân.
2. 4 tháng là mốc phát triển quan trọng của trẻ
Xã hội và tình cảm:
- Bé có thể cười tự nhiên, nhất là khi cười với mọi người;
- Thích chơi với mọi người và có thể khóc khi không được chơi;
- Bắt chước một số hành động và nét mặt của người khác, như mỉm cười hoặc cau mày.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Bắt đầu bập bẹ với những tiếng động và âm thanh mà bé nghe thấy;
- Khóc theo những cách khác nhau để thể hiện mình đang đói, đang bị đau hay mệt mỏi.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Có thể cho cha mẹ biết mỗi khi tâm trạng vui hay buồn;
- Biểu lộ sự đối đáp với người khác;
- Vươn mình lấy đồ chơi bằng một tay;
- Phối hợp tay và mắt với nhau, chẳng hạn như nhìn thấy những món đồ chơi và với lấy chúng;
- Dõi theo sự di chuyển của người hay vật nào đó bằng đôi mắt dõi từ bên này sang bên kia;
- Tiến mặt sát vào để nhìn rõ hơn;
- Nhận ra những người hay sự vật quen thuộc từ xa.
Phát triển thể chất:
- Có thể tự giữ vững phần đầu;
- Đẩy chân xuống khi bàn chân chạm được một bề mặt cứng;
- Có thể lật úp người;
- Cầm và lắc một món đồ chơi, xoay qua xoay lại;
- Đưa tay lên miệng;
- Khi nằm sấp, trẻ 4 tháng tuổi có thể chống người bằng khuỷu tay.
3. Sự thay đổi khi trẻ được 6 tháng tuổi
Xã hội và tình cảm:
- Nhận ra được những gương mặt quen thuộc và bắt đầu biết ai là người lạ;
- Thích chơi với người khác, đặc biệt là bố mẹ;
- Đáp lại biểu hiện cảm xúc của người khác và tỏ vẻ hạnh phúc;
- Thích nhìn mình trong gương.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Đáp ứng với âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh;
- Có thể bập bẹ các nguyên âm thành tiếng (tiếng “ah”, “eh”, “oh”) và thích tranh giành với bố mẹ để tạo ra tiếng động;
- Có phản ứng đáp lại khi được gọi bằng tên riêng;
- Biết thể hiện niềm vui và sự không hài lòng bằng âm thanh;
- Bắt đầu phát ra những phụ âm thành tiếng (thường là âm “m”, “b”).
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Nhìn mọi thứ xung quanh và chú ý hơn với những vật ở gần;
- Đưa đồ vật lên miệng;
- Thể hiện sự tò mò về mọi thứ và cố gắng vươn tới những thứ ngoài tầm với của trẻ;
- Bắt đầu biết chuyền món đồ từ tay này sang tay kia.
Phát triển thể chất:
- Có thể lăn người từ trước ra sau và từ sau ra trước;
- Bắt đầu biết ngồi mà không cần sự hỗ trợ;
- Khi đứng, bé có thể dùng chân để hỗ trợ trọng lượng cơ thể và có khả năng nảy người lên;
- Khi bò, bé biết dùng chân đá qua lại, đôi khi bò lùi lại trước khi tiến nhanh về phía trước.
4. Sự phát triển của trẻ 9 tháng
Xã hội và tình cảm:
- Có cảm giác sợ người lạ;
- Thường bám víu theo cha mẹ, những người lớn quen thuộc với trẻ;
- Có món đồ chơi yêu thích.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Hiểu những câu chữ mang nghĩa phủ định;
- Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau để gọi bố mẹ, như “mama” và “baba”;
- Bắt chước giọng nói và cử chỉ của người khác;
- Có thể sử dụng ngón tay để chỉ vào một vật nào đó.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Biết được một vật nào đó đang rơi và dõi theo;
- Biết tìm kiếm những thứ bố mẹ cố tình giấu bé;
- Có thể chơi trò trốn tìm đơn giản;
- Đặt đồ vật vào trong miệng;
- Chuyển món đồ từ tay này sang tay kia một cách nhuần nhuyễn hơn;
- Biết cầm nắm bằng ngón cái và ngón trỏ.
Phát triển thể chất:
- Đứng và giữ nguyên tư thế;
- Có thể ngồi vào những vị trí dùng để ngồi (ghế, xe đẩy);
- Ngồi vững mà không cần hỗ trợ;
- Kéo giật về để đứng dậy;
- Có thể bò đi một cách thuần thục.
5. Những thay đổi khi trẻ được 1 tuổi
Xã hội và tình cảm:
- Nhút nhát và tỏ ra lo lắng khi gặp người lạ;
- Khóc khi mẹ hoặc bố rời đi;
- Bày tỏ niềm yêu thích với người hoặc đồ vật nào đó;
- Thể hiện sự sợ hãi trong một số tình huống;
- Đưa cho bạn một cuốn sách khi bé muốn nghe kể chuyện;
- Lặp lại âm thanh hoặc hành động để thu hút sự chú ý;
- Đưa cánh tay hoặc chân ra để bố mẹ giúp mặc quần áo;
- Chơi các trò chơi như trốn tìm hay vỗ tay.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Phát ra những âm thanh đơn giản để đáp lại người khác;
- Sử dụng những cử chỉ đơn giản, như lắc đầu hay vẫy tay chào tạm biệt;
- Tạo ra một số âm thanh với sự thay đổi về âm điệu (nghe gần giống lời nói);
- Nói “mama” và ”baba” thuần thục hơn và những câu cảm thán như “uh” “oh”;
- Cố gắng nhại theo những lời mà người xung quanh đang nói.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Khám phá mọi thứ theo những cách khác nhau, như lắc, đập, ném;
- Dễ dàng tìm thấy những đồ vật được đem giấu;
- Nhìn vào hình ảnh hoặc đồ vật khi chúng được gọi tên;
- Bắt chước theo cử chỉ của người khác;
- Bắt đầu sử dụng mọi thứ chính xác hơn, ví dụ: uống từ cốc nước, chải tóc bằng bàn chải;
- Đập hai vật vào với nhau;
- Biết bỏ đồ vào thùng chứa và lấy đồ ra khỏi thùng;
- Chọc, chỉ tay bằng ngón trỏ;
- Có thể nhận biết được một số mệnh lệnh đơn giản, như “Nhặt đồ chơi lên”.
Phát triển thể chất:
- Đến vị trí ngồi mà không cần sự giúp đỡ từ người khác;
- Dùng tay níu giữ đồ đạc để đi và đứng dậy;
- Có thể tự đi được một vài bước;
- Có thể đứng một mình.
Giai đoạn phát triển tâm lý từ 0 đến 1 tuổi
Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sẽ bắt đầu học cách làm quen với môi trường mới khác hẳn khi còn nằm trong bụng mẹ, những biến đổi về thời tiết, môi trường sống, âm thanh, ánh sáng... sẽ khiến trẻ dần hình thành thói quen sống.
Trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi, chúng chỉ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng như ăn, ngủ, đi lại, chơi... Vì thế, nếu cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Khi được 8 tháng tuổi trở lên, trẻ đã biết phát ra những âm đơn giản, biết phân biệt người lạ - người quen, lúc này cha mẹ hãy gần gũi với trẻ nhiều hơn bởi đây là giai đoạn trẻ rất cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Tất cả những nhu cầu của trẻ khi được mẹ đáp ứng và trong môi trường sống ổn định thì sẽ tạo được cảm giác an toàn và phát triển tốt. Ngược lại, nếu giai đoạn này mẹ có những bất ổn về tâm lý như sinh con ngoài ý muốn,... thì có thể gây nên những bất ổn về tâm lý cho đứa trẻ.
Mặc dù vậy, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng cần phải được đáp ứng. Hãy hình thành cho trẻ thói quen làm theo quy luật, quy tắc để trẻ sống có trách nhiều và điềm tĩnh hơn, sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ theo hướng tích cực hơn.
6. Em bé 18 tháng tuổi có thể làm gì?
Xã hội và tình cảm:
- Thích đưa đồ chơi cho người khác khi muốn chơi cùng;
- Có thể biểu lộ cơn giận dữ;
- Cảm giác sợ người lạ;
- Thể hiện tình cảm với những người quen thuộc;
- Chơi những trò chơi mô phỏng đơn giản, chẳng hạn như cho búp bê ăn;
- Có thể bám lấy bố mẹ hoặc người chăm sóc khi xảy ra những tình huống bé chưa gặp phải;
- Dùng tay chỉ để người khác thấy một cái gì đó thú vị;
- Khám phá mọi thứ khi ở gần bố mẹ.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Nói một vài từ đơn;
- Có thể vừa nói vừa lắc đầu;
- Dùng tay chỉ khi muốn làm hay có được một thứ gì đó.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Biết những vật dụng đơn giản dùng để làm gì, ví dụ như điện thoại, bàn chải, muỗng;
- Dùng tay chỉ để có được sự chú ý của người khác;
- Thể hiện sự thích thú với một con búp bê hoặc thú nhồi bông bằng cách giả vờ cho chúng ăn;
- Chỉ vào một bộ phận cơ thể và tỏ ý tò mò;
- Viết nguệch ngoạc;
- Có khả năng thực hiện theo các câu lệnh đơn giản mà không cần bất kỳ cử chỉ nào khác, ví dụ bé có thể ngồi khi bạn ra lệnh “ngồi xuống”.
Phát triển thể chất:
- Tự bước được nhiều bước hơn, thậm chí có thể chạy;
- Lấy đồ chơi khi đang đi;
- Có thể tự cởi lấy quần áo;
- Uống bằng cốc nước;
- Ăn bằng thìa.
7. Sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Xã hội và tình cảm:
- Bắt chước theo người khác, đặc biệt là người lớn và các trẻ lớn;
- Cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi ở cùng những đứa trẻ khác;
- Cho thấy tính tự lập rõ hơn;
- Đôi lúc có hành vi thách thức (làm những việc mà bố mẹ không cho làm);
- Dành thời gian chơi chủ yếu bên cạnh các trẻ khác, nhưng bắt đầu chơi theo một nhóm, chẳng hạn như trò chơi đuổi bắt.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Chỉ vào đúng đồ vật hoặc hình ảnh khi chúng được gọi tên;
- Biết tên của những người quen thuộc và các bộ phận cơ thể;
- Nói những câu đơn giản gồm 2 đến 4 từ;
- Làm theo những hướng dẫn đơn giản;
- Lặp lại các từ nghe được trong một cuộc trò chuyện;
- Chỉ vào những thứ xuất hiện trong sách.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Tìm thấy những thứ được giấu kỹ sau 2 đến 3 lớp;
- Bắt đầu có nhận thức, lựa chọn, phân loại theo hình dạng và màu sắc;
- Hoàn thành các câu và vần quen thuộc trong sách;
- Biết mô phỏng một số đồ vật đơn giản và giả định chúng;
- Chất 4 khối trở lên thành một tháp cao;
- Bắt đầu sử dụng một tay nhiều hơn tay còn lại;
- Thực hiện các yêu cầu gồm hai bước, ví dụ như, “Nhặt đôi giày lên và cất chúng vào tủ”;
- Gọi tên những sự vật xuất hiện trong sách, ảnh, như mèo, chim hoặc chó.
Phát triển thể chất:
- Biết nhón chân lên;
- Biết đá bóng;
- Chạy thuần thục hơn;
- Leo lên và leo xuống những đồ đạc nội thất mà không cần sự giúp đỡ;
- Biết vịn để đi lên và xuống cầu thang;
- Có khả năng ném bóng;
- Vẽ hoặc bắt chước vẽ các đường thẳng và vòng tròn.
8. Sự thay đổi khi trẻ đạt mốc 3 tuổi
Xã hội và tình cảm:
- Bắt chước theo người lớn và bạn bè;
- Thể hiện tình cảm với bạn bè xung quanh mà không cần được nhắc nhở;
- Có thể chơi các trò chơi theo lượt;
- Thể hiện sự lo lắng khi thấy bạn đang khóc;
- Hiểu được ý nghĩa sở hữu, ví dụ “của tôi” “của bạn” “của người đó”;
- Biểu hiện một loạt các cảm xúc rõ ràng;
- Dễ dàng tách khỏi bố mẹ;
- Có thể khó chịu với những thay đổi lớn trong thói quen;
- Có thể tự cởi và mặc quần áo.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Thực hiện theo những hướng dẫn gồm 2 hoặc 3 bước;
- Gọi tên những điều quen thuộc nhất;
- Hiểu các từ chỉ vị trí, như “ở trong”, “ở trên”, “bên dưới”;
- Biết tên, tuổi và giới tính của mình;
- Có thể gọi tên một người bạn;
- Nói những từ chỉ danh xưng đơn giản, như “con”, “tôi”, “chúng tôi”, “bạn”, và những từ số nhiều, như “mấy con mèo”, “mấy chú chó”;
- Có khả năng nói chuyện đủ tốt để ngay cả người lạ cũng có thể hiểu được phần lớn câu hội thoại;
- Trò chuyện bằng cách sử dụng 2 đến 3 câu nói.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Có thể thao tác với các nút, đòn bẩy và các bộ phận chuyển động trên những món đồ chơi;
- Chơi mô phỏng với búp bê, động vật và con người;
- Chơi ghép hình gồm 3 hoặc 4 mảnh;
- Hiểu được ý nghĩa của số 2;
- Vẽ vòng tròn bằng bút chì hoặc bút màu;
- Lần lượt lật từng trang sách;
- Dùng 6 khối để sắp thành một tòa tháp;
- Biết cách vặn để mở và tháo nắp đậy bình nước hoặc xoay tay nắm cửa.
Phát triển thể chất:
- Khả năng leo trèo tốt hơn;
- Chạy dễ dàng hơn;
- Biết đạp xe đạp ba bánh;
- Biết đi lên xuống cầu thang, mỗi bậc một bước.
Giai đoạn phát triển tâm lý từ 1 đến 3 tuổi
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm.
Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.
9. Em bé 4 tuổi biết làm gì?
Xã hội và tình cảm:
- Thích làm những điều mới;
- Chơi trò đóng giả làm “bố” hoặc “mẹ”;
- Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi mô phỏng;
- Muốn chơi với những trẻ khác hơn là chơi một mình;
- Có sự hợp tác với những trẻ khác;
- Đôi khi nhầm lẫn giữa món đồ thật và đồ vật mô phỏng;
- Nói về những gì bé thích và quan tâm.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Biết một số quy tắc cơ bản về ngữ pháp, chẳng hạn như sử dụng chính xác từ “anh ấy” và “cô ấy”;
- Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ được gợi nhớ;
- Kể chuyện cho người khác nghe;
- Có thể nói đầy đủ họ và tên.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Gọi tên một số màu sắc và con số;
- Bắt đầu biết đếm;
- Bắt đầu hiểu về thời gian;
- Nhớ những phần khác nhau của một câu chuyện;
- Hiểu được ý nghĩa của “giống nhau” và “khác nhau”;
- Vẽ hình người có từ 2 đến 4 bộ phận cơ thể;
- Biết sử dụng kéo;
- Bắt đầu biết viết một số chữ in hoa;
- Biết chơi bài và những trò chơi tương tác cao hơn;
- Nghĩ và trình bày cho bạn biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong một cuốn sách.
Phát triển thể chất:
- Nhảy và đứng trên một chân trong tối đa 2 giây;
- Bắt được trái bóng đang nảy;
- Biết đổ nước, cắt và nghiền thức ăn.
10. Sự phát triển của trẻ 5 tuổi
Xã hội và tình cảm:
- Muốn làm hài lòng bạn bè;
- Muốn được như bạn bè;
- Có xu hướng tuân thủ các quy tắc;
- Thích hát, nhảy và diễn xuất;
- Bắt đầu nhận thức về giới tính;
- Phân biệt được những đồ vật thật và mô phỏng;
- Cho thấy tính độc lập rõ ràng hơn (ví dụ như, có thể tự mình đến thăm một người hàng xóm ở nhà bên cạnh, nhưng vẫn cần có sự giám sát của người lớn);
- Đôi khi rất đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác.
Ngôn ngữ / Giao tiếp:
- Nói chuyện rõ ràng hơn;
- Kể một câu chuyện đơn giản bằng cách sử dụng các câu nói một cách đầy đủ;
- Sử dụng thì tương lai, ví dụ như “bà nội sẽ đến đây”;
- Cho biết tên và địa chỉ.
Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Biết đếm từ 10 trở lên;
- Có thể vẽ một người có ít nhất 6 bộ phận cơ thể;
- Có thể viết được một số chữ cái hoặc con số;
- Biết bắt chước vẽ một hình tam giác hoặc các dạng hình học khác;
- Biết về những thứ được sử dụng hàng ngày, như tiền và thức ăn.
Phát triển thể chất:
- Đứng trên một chân trong 10 giây hoặc lâu hơn;
- Biết nhảy lò cò;
- Có thể làm một cú lộn nhào;
- Sử dụng kết hợp nĩa và muỗng, đôi khi cả dao trên bàn ăn;
- Có thể tự mình đi vệ sinh.
- Biết chơi xích đu và leo trèo thuần thục.
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, trẻ em nên được kiểm tra và đánh giá các mốc phát triển bằng cách sử dụng các công cụ được chuẩn hóa, thực hiện vào lúc trẻ được 9, 18 và 24 hoặc 30 tháng tuổi và lúc 18 và 24 tháng tuổi đối với trẻ tự kỷ hoặc bất cứ khi nào bố mẹ cảm thấy lo lắng về sự phát triển của con. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở con, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi
Quá trình phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bé đã biết tự mình khám phá thế giới xung quanh, sử dụng các vật dụng thường ngày một cách linh hoạt, vốn từ tăng nhanh, hiểu người lớn nói gì, biết nói thành câu và yêu cầu khi có mong muốn. Trẻ thích thú khi được đáp ứng và vui chơi, trẻ hay đặt ra những câu hỏi tại sao và bắt đầu có ý kiến riêng của mình.
Cũng trong giai đoạn này, cái tôi của trẻ em đã được hình thành, chúng bắt đầu nhận thức về giới tính và hay đặt ra những câu hỏi. Trẻ cũng đã nhận ra được vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối. Nếu cha mẹ biết cách hướng con đến những điều tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sau.
Nguồn: https://tindiachan.com/cac-giai-doan-phat-trien-tinh-than-tri-tue-tam-ly-cua-tre-so-sinh-toi-6-tuoi